PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG THCS THANH TÙNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

Lịch sử, ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

    Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng, liệt sỹ, cũng là ngày để người dân Việt Nam thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

Đối với người Việt, ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 đóng một vai trò và ý nghĩa quan trọng. Hàng năm cứ đến ngày 27/7, cả nước lại hướng về các nghĩa trang liệt sỹ để thành kính dâng hương, tri ân công lao to lớn của những anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập nước nhà. Đây cũng là dịp quan trọng để chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân đến thăm hỏi các gia đình liệt sỹ, những mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày mang ý nghĩa thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của người Việt.

Lịch sử, nguồn gốc ngày 27/7
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Khi chính quyền cách mạng đang còn non trẻ thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn lại bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, nhiều chiến sĩ đồng bào ta đã bị thương, có người đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Nhiều gia đình cùng một lúc phải mất đi cả chồng và các con ngoài mặt trận. Nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vợ chồng chưa trọn một ngày, rồi góa bụa cả đời. Khỏi phải nói những thiệt thòi mất mát, nỗi buồn tủi của những người còn sống khi người thân mất đi. Nhưng cũng chính bằng lòng tiếc thương vô hạn ấy, người sống tự nói với lòng mình rằng: “ Hãy sống sao cho xứng với người đã khuất”. Và rồi đã như thành truyền thống, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình thương yêu của mình chăm sóc các gia đình liệt sỹ, anh chị em thương binh - bệnh binh một cách tận tình chu đáo.
Trong những tháng năm đầu của cuộc kháng chiến, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường.
Nỗi đau chiến tranh bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều người vợ trẻ mất chồng, nhiều đứa con mất bố, nhiều gia đình tan vỡ. Để phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn.
Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đó đổi tên Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác.
Ngày 19/12/1946, Hà Nội chính thức phát động chiến tranh với Pháp, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương và chết tăng lên nhanh chóng do sự chênh lệch về trang bị vũ khí cũng như những chiến thuật chiến đấu. Đời sống của binh lính lúc đó, nhất là những binh sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn do tình cảnh khó khắn của Chính phủ Việt Nam bấy giờ. Trước yêu cầu đó, cùng với việc kêu gọi giúp đỡ thương binh gia đình tử sĩ, vào năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/8/1947 Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với cuộc chiến tranh của Việt Nam.
Để chỉ đạo công tác thương binh tử sĩ trong cả nước, ngày 26/2/1947, Phòng thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập. Đầu tháng 7/1947 Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập. Cùng thời gian này, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc họp do cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam tổ chức.
Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục quân đội Quốc gia Việt Nam, sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ.
Từ tháng 7/1955, Ngày thương binh được đổi thành Ngày thương binh liệt sĩ để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thẳng vẻ vang của toàn dân tộc. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng từ năm 1975, ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành "Ngày thương binh liệt sĩ" của cả nước.
Đây là ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 hàng năm là ngày Thương binh toàn quốc, là dịp để người dân tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh.

Ý nghĩa ngày 27/7
Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 có ý nghĩa quan trọng với toàn dân Việt Nam. Ngày 27/7 là ngày thể hiện truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những chiến sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngày 27/7 là ngày phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Vào ngày 27/7, nhiều hoạt động tri ân và tôn vinh các anh hùng liệt sỹ diễn ra trên khắp cả nước. Những hành động mang ý nghĩa tôn vinh người có công với cách mạng, khẳng định sự cống hiến, hy sinh của các chiến sỹ là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là sự vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và cả mai sau.
Đảng, Nhà nước cùng nhân dân ta trân trọng những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc. Bên cạnh đó cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của những thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước thông qua việc đề ra và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng tiếp tục đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự đã trở thành động lực vật chất, tinh thần giúp họ vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, làm chủ cuộc sống. Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sỹ và Người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

                                                                                                      Sưu tầm.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trường Thcs Thanh Tùng tham gia thi cờ vua trong khuôn khổ Hội khỏe phù đổng cấp huyện. ... Cập nhật lúc : 19 giờ 24 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Công khai giáo dục trường THCS Thanh Tùng-Thanh Miện-Hải Dương Năm học 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 22 phút - Ngày 4 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập ... Cập nhật lúc : 15 giờ 8 phút - Ngày 4 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2023) và Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2023) ... Cập nhật lúc : 9 giờ 46 phút - Ngày 19 tháng 8 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỉ niệm 76 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), đại diện Chi ủy, BGH, các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường THCS Thanh Tùng đến thăm và tặng quà gia đình chí ... Cập nhật lúc : 11 giờ 59 phút - Ngày 27 tháng 7 năm 2023
Xem chi tiết
Cách đây 94 năm, ngày 28/7/1929, tổ chức Công đoàn Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam; là hạt nhân ... Cập nhật lúc : 8 giờ 37 phút - Ngày 21 tháng 7 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng, liệt sỹ, cũng là ngày để người dân Việt Nam thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng câ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 33 phút - Ngày 21 tháng 7 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 29/5/2023, trường THCS Thanh Tùng long trọng tổ chức Lễ tổng kết năm học 2022-2023. Tại buổi lễ, Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường đã khẳng định nhiều chỉ tiêu nhà trường đã ... Cập nhật lúc : 22 giờ 5 phút - Ngày 1 tháng 6 năm 2023
Xem chi tiết
Trong thời đại ngày nay, khi tiếng Anh đã là ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng phổ biến trên toàn cầu, đã trở nên vô cùng cần thiết trong mọi giao tiếp và nghiên cứu thì việc học tiếng Anh tron ... Cập nhật lúc : 14 giờ 15 phút - Ngày 24 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học của phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện, ngày 5 tháng 4 năm 2023, trường THCS Thanh Tùng đã tổ chức chuyên đề môn Ngữ văn 7 cấp huyện với nội dung: PHÁT TRIỂN N ... Cập nhật lúc : 9 giờ 30 phút - Ngày 7 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
12345678